Không dừng lại ở kết quả, lối chơi chưa rõ ràng rồi đến cả tinh thần các trụ cột, những ngôi sao mà bóng đá Việt Nam có trong tay cũng rất thấp, vì vậy mục tiêu lọt vào trận chung kết ASEAN Cup 2024 mà VFF đặt ra cho ông Kim Sang Sik bị coi… hơi quá sức.
... tới ứng viên số 1
Có thể thấy, tuyển Việt Nam thay đổi vị thế trong cuộc đua tới ngôi vô địch ASEAN Cup 2024 không xuất phát từ việc thầy trò HLV Kim Sang Sik toàn thắng cả 3 trận đấu giao hữu trên đất Hàn Quốc mới đây.
Đoàn quân của chiến lược gia người Hàn Quốc được hưởng lợi từ các đối thủ trong khu vực, với việc Thái Lan hay Indonesia không mang tới ASEAN Cup 2024 đội hình mạnh nhất vì nhiều lý do.
Chẳng đánh giá thấp tuyển Việt Nam, nhưng sự thật là như thế, ít nhất trong những lần đối đầu trực tiếp với Indonesia, Thái Lan, Philippines gần đây chẳng hạn.
Nhưng, vào lúc này mọi chuyện đã khác, tuyển Việt Nam đang lấy lại sự tự tin sau chuyến tập huấn ở Hàn Quốc, đặc biệt HLV Kim Sang Sik có sự bổ sung vô cùng quan trọng của chân sút vừa nhập tịch Nguyễn Xuân Son bắt đầu từ trận cuối vòng bảng gặp Myanamar.
Cùng lúc, xét về chuyên môn, kinh nghiệm của phần lớn 26 cầu thủ mà ông Kim Sang Sik mang tới ASEAN Cup 2024 nhỉnh hơn nhiều so với các đội bóng còn lại.
Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip đến tân binh Xuân Son… chơi đúng phong độ đều nằm trong số những cầu thủ hàng đầu khu vực. Thế cho nên tuyển Việt Nam từ không được đánh giá cao bỗng là ứng viên số 1 cho chức vô địch ASEAN Cup 2024.
Theo đánh giá, cuộc đua tranh cho Top 3 dự báo kịch tính, khó lường, nhất là ở những hạng mục như Nữ VĐV của năm, nơi có xạ thủ đứng hạng 4 Olympic Trịnh Thu Vinh và ngôi sao bóng chuyềnBích Tuyền.
Ngoài danh sách được tuyển chọn kỹ lưỡng về mọi mặt, BTC cùng Hội đồng bình chọn liên tục xem xét cập nhật, bổ sung những gương mặt, tập thể đạt thành tích xuất sắc đến phút chót, trong đó có ĐTQG Futsal nam và tuyển Việt Nam chuẩn bị dự tranh AFF Cup 2024.
Cúp Chiến thắng tiếp tục duy trì mức thưởng rất cao lên đến 750 triệu đồng, trong đó ứng viên chiến thắng ở ba hạng mục Nam VĐV của năm, Nữ VĐV của năm, Đội tuyển của năm có mức 100 triệu đồng. Gala trao giải dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 1/2025.
Thông tin về các yếu tố nền tảng để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chínhcho biết, Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xuyên suốt quá trình đó, Việt Nam lấy con người là trung tâm, là mục tiêu, là chủ thể, động lực và nguồn lực của sự phát triển; không hy sinh công bằng, an sinh xã hội, môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Cùng với đó, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Thủ tướng cũng khẳng định chính sách quốc phòng 4 không "không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".
Thủ tướng cho biết, sau gần 4 thập kỷ đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 160 USD lên trên 4.100 USD. Việt Nam đã trở thành một trong 20 nền kinh tế có thương mại quốc tế lớn hàng đầu thế giới và trong 40 nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới.
Năm 2022, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng Việt Nam đã "biến nguy thành cơ" và đạt nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02%, cao nhất trong 10 năm qua; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 732 tỷ USD, tăng 9,5%, xuất siêu trên 11 tỷ USD; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 22,4 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua…
Thủ tướng cũng thông tin thêm, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có lĩnh vực công nghệ số, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…
Nhấn mạnh "thành công của các nhà đầu tư là thành công của mình", người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hy vọng với nền tảng tốt, đà hợp tác phát triển thuận lợi, các doanh nghiệp hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, đầu tư.
Người đứng đầu cũng nêu rõ quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và nhận thức; động lực bắt nguồn từ đổi mới, sáng tạo; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp”.
Ông mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để cùng nhau chiến thắng, cùng có lợi, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Theo Thủ tướng, thúc đẩy quan hệ ngoại giao, thúc đẩy phát triển kinh tế hai nước chính là hàn gắn những gì mất mát trong quá khứ do chiến tranh để lại.
Hiện thực hóa một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng"
Gửi gắm đến Thủ tướng, các doanh nghiệp Mỹ cho rằng việc nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược toàn diện đã mở ra nhiều cơ hội đầy hứa hẹn cho hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
“Chúng tôi xuất khẩu nhiều thứ, ứng dụng nhiều công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của mình. Chúng tôi mong muốn hợp tác với Việt Nam để chia sẻ những giá trị mang lại lợi ích cho 2 nước trong kinh doanh, trong đổi mới sáng tạo, dịch vụ”, một doanh nghiệp Mỹ nói.
Kể lại ấn tượng những lần đến Việt Nam, có doanh nghiệp ví “đến Việt Nam như về nhà” và bày tỏ cảm nhận điều tương tự khi nói về tình hữu nghị giữa 2 nước.
Vì vậy, doanh nghiệp này mong muốn hai bên cùng chia sẻ, làm thế nào để trong tương lai phát triển bền vững dựa vào trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn. Đây chính là điều mà doanh nghiệp này mong muốn hợp tác với Việt Nam.
Một doanh nghiệp khác mong muốn biết quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực vệ tinh, viễn thám.
Doanh nghiệp cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam để khuyến khích họ vào Việt Nam, đóng góp trong quá trình chuyển đổi số.
Hoan nghênh sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với thị trường Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng với quan điểm "sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp", doanh nghiệp hai nước có hành động thiết thực để cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Từ đó mang lại lợi ích cho quốc gia và nhân dân mỗi nước. Điều này cũng phù hợp với tình hình phát triển của hai đất nước, xu thế của thời đại, là nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước và phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Mỹ hiện thực hóa sự ủng hộ của Hoa Kỳ về một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng". Trong đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là công nghệ số và chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Trong hợp tác, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh quan điểm "người khỏe giúp người yếu; người trẻ giúp người già; người giàu giúp người thu nhập thấp". Tuy nhiên để "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, hàn gắn vết thương chiến tranh" thì không phải trong ngày một ngày hai.
Vì vậy Thủ tướng mong muốn người dân, doanh nghiệp Mỹ đến với Việt Nam để chứng kiến sự đổi mới của Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam sẵn sàng mở cửa đón tất cả doanh nghiệp tới đầu tư kinh doanh đúng pháp luật, ổn định, hiệu quả vì sự hùng cường, thịnh vượng của mỗi nước; vì sự ấm no, hạnh phúc của người dân. Đây là cách tốt nhất để hàn gắn vết thương, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai", Thủ tướng nhấn mạnh.